Phong cách Tân cổ điển có gì lôi cuốn?

Thiết kế nên một ngôi nhà phù hợp với nhu cầu, sở thích cũng như phong cách của chủ đầu tư luôn là điều mà đội ngũ kiến trúc sư của MAXHOME hướng đến. Và trong những phong cách ấy, thì với những ai luôn theo dõi MAXHOME chắc chắn sẽ nhận ra có rất nhiều ngôi nhà đã được thiết kế và thi công xây dựng theo phong cách Tân cổ điển – một cụm từ không còn xa lạ với rất nhiều người có niềm đam mê kiến trúc. Vậy chính xác “Tân cổ điển” là gì? Nguồn gốc, đặc điểm nhận dạng cũng như những lưu ý gì trong thiết kế? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Nguồn gốc

Để hiểu rõ về nguồn gốc phong cách thiết kế Tân Cổ điển, chúng ta hãy cùng du hành thời gian quay trở lại vào giữa thế kỷ XVIII. Tại Pháp, lúc bấy giờ có một trào lưu nghệ thuật tên là Rococo, trào lưu này vấp phải ý kiến trái chiều khi một bộ phận cho rằng nó quá lố bịch, rườm rà, khoa trương. Và như một lời đáp trả cho trào lưu này, phong trào Tân cổ điển (Neoclassicism) đã ra đời. Xuyên suốt thế kỷ XVIII – XIX, phong trào kiến trúc Tân cổ điển bắt đầu từ Pháp và đã phát triển mạnh mẽ khắp châu Âu và lan đến tận Mỹ. Đến nay khi chúng ta đi du lịch tham quan ở những đất nước châu Âu hay là ở Mỹ vẫn dễ dàng nhận ra rất nhiều cung điện, bảo tàng, trường học được xây dựng theo phong cách này.

Phong cách Rococo - di sản văn hóa Pháp | ELLE

Phong trào nghệ thuật Rococo vào giữa thế kỉ XVIII

Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, kiến trúc Tân cổ điển chuyển sang một giai đoạn mới chính là "Hồi sinh cổ điển” (classical revival), một phong cách giản lược hơn, bỏ bớt những trang trí rườm rà không cần thiết. Riêng đối với Việt Nam, kiến trúc Tân Cổ Điển bắt đầu du nhập vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên để phù hợp với văn hoá và khí hậu ở Việt Nam, phong cách này không giữ nguyên bản mà điều chỉnh dần qua năm tháng.

Bảo Tàng Prado Tại Madrid, Tây Ban Nha

Bảo tàng Prado ở Madrid, Tây Ban Nha

 

2. Đặc điểm

Ngay từ cái tên là “Tân cổ điển” là sự kết hợp giữa sự quý phái, sang trọng của những công trình cổ điển với sự phóng khoáng tinh tế của phong cách hiện đại. Có những đặc trưng riêng biệt để nhận diện sau đây.

  • Vật liệu 

Phong cách Tân cổ điển ưa chuộng những chất liệu gỗ tự nhiên, da và đá hoa cương. Đối với những công trình thiết kế của MAXHOME chúng ta rất dễ thất những chất liệu này.

  • Màu sắc

Những gam màu sáng thường được ưa chuộng, như màu trắng, màu vàng, màu bạc,… là những tông màu chủ đạo. Tôn lên sự quyền quý, sang trọng, nhưng vẫn tươi sáng, giúp cơi nới không gian sống.

Color Palettes Inspired by Presidential Homes

1 số màu sử dụng cho phong cách Tân cổ điển

  • Hoạ tiết trang trí 

Nổi bật ở những mảng tường, trần thạch cao, nội thất,…. Các hoa văn trang trí tối giản hơn, bớt rườm rà, tinh giản rõ rệt các hoạ tiết, phù điêu, phào chỉ so với phong cách cổ điển.

  • Thiết kế 

Lấy tính cân bằng và đối xứng làm thước đo, tạo nên những tỉ lệ vàng. Không những sang trọng mà vẫn đề cao về công năng sự dụng cho công trình.

 

3. Nội thất Tân cổ điển

Nội thất phong cách Tân cổ điển đơn giản tinh tế nhưng vẫn mang đến cảm giác sang trọng và đẳng cấp, được thể hiện rõ qua từng không gian khác nhau của ngôi nhà.

a. Phòng khách

Điểm đặc biệt khi thiết kế phòng khách phong cách Tân cổ điển đó là ở những vách tường với các tông màu như màu trắng sữa, màu vàng nhạt,… Trần nhà thạch cao, có thể kết hợp những đèn chùm lộng lẫy tông màu ấm phong cách châu Âu rất là đẹp. Và không thể thiếu đó chính là một bộ sofa ấn tượng tăng thêm vẻ sang trọng.

Phòng khách Tân cổ điển

Mẫu phòng khách điển hình của phong cách Tân cổ điển

b. Phòng ngủ

Nổi bật trong không gian phòng ngủ Tân cổ điển là những đường cong mềm mại, không quá nhiều chi tiết rườm rà. Có thể thấy ở các góc, trần nhà và cột của phòng ngủ, cũng như ở những vị trí nhỏ hơn là chân giường bàn tủ kệ sách,…. những đường cong duyên dáng. Đầu giường có thể bọc nệm, cuối giường đặt ghế quý phi sang trọng, kết hợp thảm trải sàn tăng thêm sự ấm cúng,…

Các mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ tân cổ điển sang trọng nhất hiện nay

Mẫu phòng ngủ điển hình của phong cách Tân cổ điển

c. Phòng bếp

Gian bếp luôn là nơi giữ ấm cho gia đình, thiết kế theo phong cách Tân cổ điển cần chú ý đến sự tỉ mỉ trong đường nét và cách trang trí. Tủ bếp, kệ bếp dáng chữ L hoặc chữ U với đường phào chỉ sang trọng, đặc biệt những tay nắm tủ cũng có các kiểu dáng rất đẹp. Chất liệu có thể quan tâm đến là đá hoa cương hoặc gỗ, vì màu của gỗ sẽ mang đến cảm giác gần gũi và tự nhiên cho không gian bếp.

Phòng bếp Tân cổ điển

Mẫu phòng bếp điển hình của phong cách Tân cổ điển

4. Những lưu ý khi thiết kế

Phong cách Tân cổ điển là một phong cách rất đẹp và sang trọng, tuy nhiên nếu không khéo léo xử lý trong thiết kế và sắp xếp thì rất dễ trở nên “sến”, mất đi sự tinh tế và hiện đại. Vậy nên chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:

a. Không tham lam quá nhiều chi tiết

Cần có sự tỉnh táo và hiểu biết nhất định, nói nôm na là có một “gu” thẩm mỹ để lựa chọn nội thất cũng như thiết kế không gian nhà, vì tinh thần của phong cách Tân cổ điển là nói không với sự rườm rà không cần thiết, tập trung vào yếu tố vừa hiện đại vừa đẳng cấp.

Phủ Chủ Tịch - Hà Nội

Phủ Chủ Tịch - Hà Nội được xây dựng theo phong cách Tân cổ điển

b. Sử dụng chất liệu phù hợp

Một ngôi nhà Tân cổ điển thường sẽ luôn sử dụng đa chất liệu. Nên có sự tìm hiểu để kết hợp những chất liệu tạo nên một tổng thể hài hoà, không bị rối mắt mà vẫn đảm bảo sang trọng.

c. Lựa chọn kiến trúc sư/kỹ sư/đơn vị thi công phù hợp:

Với rất nhiều yêu cầu như trên, chủ đầu tư nếu không phải là người có chuyên môn thì nên tham khảo và tìm đến những đội ngũ có kinh nghiệm và chuyên môn cao để thiết kế nên một căn nhà đúng tiêu chí Tân cổ điển: đẹp, sang, hiện đại và không “sến”. MAXHOME chúng tôi luôn lắng nghe mong muốn và tư vấn cho quý khách những lựa chọn tốt nhất để thiết kế nên tổ ấm của mình.

Nhà đẹp MAXHOME

Một công trình theo phong cách Tân cổ điển được MAXHOME thiết kế ở Hải Dương

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về phong cách cổ điển mà MAXHOME gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã hiểu được phong cách Tân cổ điển từ bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại trong chuỗi bài chia sẻ về các phong cách thiết kế sau.